Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Pico Iyer: Đâu là quê hương?

Bản gốc dịch bởi Nguyễn Thị Minh Ngọc


Pico Iyer trong buổi đàm đạo về trải nghiệm sống qua một vài vùng đất và ngôn ngữ khác nhau

Trong cuộc nói chuyện khơi gợi nhiều suy ngẫm ngày hôm nay, tác giả Pico Iyer đi vào bản chất phức tạp một câu hỏi khá đơn giản: Bạn đến từ đâu? Bởi vì trong khi gia đình ông có gốc gác từ Ấn Độ, ông lại lớn lên ở Vương Quốc Anh. Hơn thế nữa, sau đó ngay khi rời trường học, ông đã chuyển đến Mĩ, nơi mà ông bị gán cái mác “Mãi là kẻ ngoại quốc” trong nhiều năm. Trong khi đó, vợ ông là người Nhật Bản, và quê hương của bà là nơi mà ông luôn cố dành tất cả khoảng thời gian có thể của mình bởi nó có ý nghĩa sâu sắc với ông. Iyer gọi những điểm đến đa dạng đó là những mảnh ghép làm nên chiếc kính đa sắc màu của ông.

Iyer nhận thấy rằng ông không cô độc – 220 triệu con người sống trong một đất nước không phải là của riêng họ. Thế hệ trẻ thường chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa chồng chéo – họ có sự giao thoa với nền văn hóa của cha mẹ mình (thường là khác biệt) và của vợ/ chồng họ. Cùng thời điểm đó, họ kết nối với chính nền văn hóa nơi họ đang sống và và cả những vùng đất mà họ trót đem lòng yêu quý qua những chuyến đi – những vùng miền làm lung lay những giả định của họ về cách mà mọi thứ được hoàn thành và cho họ thấy “những khuôn mẫu mới mẻ của thế giới”

Sự tác động của những nền văn hóa này tất yếu tạo nên những thay đổi lớn trong nghĩa của từ “quê hương” và “cộng đồng”. Những điều như vậy không còn được ấn định một nét nghĩa, như chúng đã từng như vậy với những thế hệ trước mà tự mình thêu dệt ra những nét nghĩa khác.

Tại TED Toàn Cầu 2013, Iyer đã ngồi đàm đạo với một nhóm tình nguyện viên của dự án Open Translation TED, những người tham gia những buổi trò chuyện bằng Tiếng Anh và sau đó sẽ dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cuộc trò chuyện được chủ trì bởi Doug Chilcott và có sự tham gia của  các phiên dịch viên đến từ Sri Lanka, Phần Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Armenia và Uzbekistan. Họ cùng Iyer trò chuyện xoay quanh câu hỏi Thực sự có những ý tưởng mang tính nước ngoài chăng? Tính chất nước ngoài đó liệu có còn nữa?

Cách nhìn nhận của Iyer mang nhiều sắc thái hơn quan điểm cho rằng tính chất toàn cầu của thế giới chúng ta thực chất là những nền văn hóa hòa tan lẫn nhau.
Ngày mai, bạn bay tới Ấn Độ, Haiti hay Yemen và bạn sẽ cảm thấy bối rối và lạc lõng như bạn đã từng trước đó. Con người ta mang chứa trong mình sự giao thoa của nhiều nền văn hóa. Barack Obama là một ví dụ điển hình. Ông ấy không phải là người nước ngoài ở Kenya, hay Indonesia, hay Mĩ. Dù ở đâu thì nơi đó phần nào cũng là quê hương của ông.

Trong buổi bàn luận mà bạn có thể xem ở dưới đây, Iyer cũng đề cập đến vấn đề rằng Tiếng Anh đang giết chết những ngôn ngữ khác.

Tôi nghĩ rằng từ trước tới nay, thế giới vẫn và sẽ luôn đa dạng. Cho dù nếu mọi người trong căn phòng này nói sẽ Tiếng Anh 20 năm kể từ bây giờ - nếu đó là người Mông Cổ, Na Uy, hay Bolivia nói tiếng Anh, tôi nghĩ họ cũng không thể nói trơn tru như họ đã từng nói tiềng mẹ đẻ bởi ý nghĩa đằng sau mỗi tiếng nói. Kể cả cách họ dùng ngôn ngữ và du nhập văn hóa của mình vào trong đó.

Ông kết luận: Tôi không nhìn thấy thế giới này đang trở nên hỗn tạp. Một khi thế giới càng trở nên toàn cầu hóa thì sức mạnh của các vùng miền càng được phát huy mạnh mẽ hơn.

Hãy xem đoạn băng dưới đây để hiểu sâu hơn cuộc trò chuyện thú vị này

Copy yêu cầu trích rõ nguồn.