Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

TED Radio: Hacking - mở đường đến một thế giới tốt đẹp hơn

Bản gốc dịch bởi Nguyễn Thị Minh Ngọc

Radio TED tuần này đề cập tới hacker, một khái niệm thường đi kèm với virus máy tính và những vụ tham nhũng của chính phủ. Tuy vậy Guy Raz nói với chúng tôi rằng “Tất cả các diễn giả của TED đang ngày ngày đóng vai những hacker để hướng tới những điều tốt đẹp đấy thôi – thâm nhập vào trong trí óc chúng ta, vào môi trường, thậm chí là ADN của những loài vật đã tuyệt chủng – những hacker bảo vệ thế giới”
Người đầu tiên, Mikko Hypponen, một lập trình viên đã tới thăm người tạo ra The Brain, một trong những virus máy tính đầu tiên gây chấn động làng công nghệ thế giới năm 1986. Trong cuộc nói chuyện của anh vào năm 2011, Hypponen đã kể câu chuyện công tác nghiên cứu virus đã đưa anh đến Pakistan như thế nào. Trong mã của một chiếc đĩa mềm bị nhiễm virus, Hypponen tìm thấy một đoạn văn bản tiếng Anh nói rằng “Chào mừng bạn đến với ngục tối 1986. Hãy cẩn thận với virus. Hãy liên lạc với chúng tôi để nhận được sự giúp đỡ”.
Làm theo những chỉ dẫn, Hypponen đi đến một cánh cửa dẫn vào một tòa nhà, và đối mặt với những người đã làm nên lịch sử. Lý do mà họ tạo ra chúng đó là: chứng minh rằng những chiếc máy tính cá nhân đời mới đã không còn an toàn nữa. Đó là bằng chứng cho thấy những hacker đời đầu thực sự là những hacker giỏi.
Nhà diễn giả tiếp theo của TED lại là một kiểu hacker hoàn toàn khác. Stewart Brand sử dụng ADN từ một hóa thạch hơn 2000 năm tuổi để hồi sinh một loài đã tuyệt chủng. Trong buổi trò chuyện tại TED 2013, ông đã kể câu chuyện về Martha, một con chim bồ câu – hành khách cuối cùng đã chết ngày 01/09/1914. Brand và những cộng sự của ông đã bắt tay vào chiến dịch “phục sinh sinh học”, còn được gọi là “xóa tuyệt chủng”. Ý tưởng của họ là chèn gen từ một loài đã tuyệt chủng vào một loài sống có quan hệ gần gũi. Brand cho rằng ông ấy đang thâm nhập để thiết lập quá khứ. “Đau khổ, tức giận, thương tiếc ư?” – ông nói – “Đừng làm vậy, hãy thiết lập lại quá khứ”
David Keith cũng là một nhân vật đang đưa hack lên một tầm mới. Ông cho rằng chúng ta có thể chỉnh sửa hiện tượng thay đổi khí hậu bằng cách điều chỉnh tầng bình lưu. Như ông đã từng giải thích trong một buổi trò chuyện của TED, việc bổ sung các giọt axit sunfuric vào tầng bình lưu có thể tạo ra điện toán đám mây làm chệch hướng một số tia nắng mặt trời. Việc kết hợp một chất gây ô nhiễm với một chất khác có thể làm giảm nhiệt độ toàn cầu xuống trở lại.
Keith gọi đó là bồi thường rủi ro cho bầu khí quyển toàn cầu. Cũng như khi mọi người lái xe nhanh hơn do có một chiếc túi khí ở trong xe con của họ, liệu những thao tác khoa học can thiệp vào có giúp chúng ta vơi bớt đi những trăn trở về vấn đề môi trường?
Tuy nhiên, sự phát triển về khoa học này lại là một điều đáng để ăn mừng. Keith kết luận “Hiểu biết về thiên nhiên cho chúng ta năng lực để gây ra cho chúng những tổn hại nhưng cũng giúp cho chúng trở nên tốt đẹp hơn”
Jay Silver là một “hacker” thứ thiệt trong chương trình, và anh đã mang đến chúng tôi một cách nghĩ khá thú vị về công việc này. “Hacker không bao giờ thắc mắc mọi thứ hoạt động như thế nào, họ chỉ quan tâm cái gì sẽ hoạt động” – anh nói. Anh so sánh công việc của mình với một đứa trẻ cố gắng hết lần này đến lần khác để khám phá các khả năng khác nhau. Người tạo ra Makey-Makey, Silver cho thấy hầu hết mọi thứ đều có thể bị xâm nhập như thế nào: “Con người, cây, mèo kitty, bà nội, nước, than chì” Đối với Silver, hacking khiến cảnh quan của cuộc sống này trở thành những hình thức thể hiện.
Kết thúc kỳ này là Andres Lozano, một bác sĩ giải phẫu thần kinh nổi tiếng, người đã “hack” vào não bộ con người. Lozano giải thích về việc làm thế nào để điều chỉnh mạch của não người sử dụng điện từ, điều chỉnh lên hoặc xuống các vùng hoạt động sử dụng một thứ tương tự như một chiếc điều khiển từ xa. Trong buổi trò chuyện TED, Lozano đã mang đến một đoạn phim về một phụ nữ mắc bệnh Parkinson và lý giải kỹ thuật của ông bằng cách giảm chấn động của người phụ nữ đó.
Sau khi kiểm soát được các di chuyển, Lozano chia sẻ rằng ông cũng có thể xóa các đám mây đen trầm cảm của người này trong vòng 10 giây. Trong tập này, ông đề cập đến một vấn đề gây tranh cãi mà ông gọi là “phẫu thuật thẫm mỹ não”. Ông cho rằng, khả năng thay đổi nhận thức tính cách có thể xảy ra và miêu tả nó như việc “vạch ra bản đồ cho một thiên hà, một hành tinh chưa được khám phá”
Nhưng cũng giống như những gì David Keith đề cập với các hoạt động liên quan đến khí quyển, sự khéo léo của con người trong giải quyết vấn đề không phải là điều đáng để tâm ở đây. Lozano cũng đưa ra những câu hỏi quan trọng: Liệu chúng ta có nên can thiệp vào tính cách nội tại bên trong con ngườià có công bằng không khi chỉ có những người giàu mới nhận được cơ hội đắt đỏ này?
Tất cả những diễn giả này đã chứng minh rằng con người đã phát triển những phương thức đáng ngạc nhiên để điều khiển vũ trụ nhưng dù chúng ta có thể, điều đó không có nghĩa là chúng ta nên làm. Một câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ là người đưa ra quyết định?